• Cẩm nang làm vườn và chăm sóc rau sạch tại nhà, cách trồng rau đơn giản nhất

    #1. CÁCH NHẬN BIẾT RAU AN TOÀN VÀ RAU KHÔNG AN TOÀN

    Rau an toàn hay rau không an toàn hiện nay đang là chủ đề rất nóng của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để nhận biết được đâu là rau an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Rau an toàn là gì?

    Rau an toàn là loại rau không có thuốc bảo vệ thực vật, không có ký sinh trùng, vi trùng, kim loại nặng hay phân ure sau khi thu hoạch. Quy trình trồng rau sạch đảm bảo nghiêm ngặt các về các sử dụng thuốc và phân bón và thời gian tiến hành.
    Vườn rau sạch rau

    CÁCH PHÂN BIỆT RAU AN TOÀN VÀ KHÔNG AN TOÀN:

    1.Rau an toàn thường có màu nhạt hơn, rau không an toàn thường mỡ màng hơn rau an toàn. Điều này rất dễ nhận ra ở các loại rau ăn lá như: rau ngót, rau cải, bắp cải, rau muống… Bẹ ngoài cùng của rau trông cứng hơn và ít độ bóng.
    2. Cành, bẹ hay số lá của rau an toàn sẽ ít hơn; lá sẽ nhỏ hơn rau không an toàn. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trên rau dền, mồng tơi, rau muống… Rau không an toàn cho ta cảm giác chúng có sức hấp dẫn hơn, có sức sống hơn với cành, bẹ, lá rất to, chồi non nhiều. Rau an toàn cho chúng ta cảm giác chúng bị sâu bệnh, già yếu, vàng úa ko được mỡ màng như rau không an toàn.
    3. Đặc biệt, rau an toàn không sử dụng thuốc trừ sâu trong thời gian chuẩn bị thu hoạch nên rau sẽ có hiện tượng sâu ăn lá, có những lỗ nhỏ trên lá, rau an toàn sẽ không bị sâu bệnh do lượng thuốc trừ sâu vẫn còn cho đến khi thu hoạch.
    4. Khi chế biến vị của rau an toàn thường đậm hơn rau không an toàn. Rau không an toàn ăn sẽ mềm hơn nhưng vị rất nhạt. rau không an toàn cho ta cảm giác mềm nhưng vị rất nhạt nhẽo.
    5 Thời hạn bảo quản trong tủ lạnh của rau an toàn thường dài hơn so với rau không an toàn. Chỉ trong khoảng 2 ngày là rau không an toàn sẽ bị dập, úng, thối, hỏng. Với rau an toàn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn có thể được đến 4,5 ngày.
    6. Rau an toàn thường được sản xuất đóng gói, có xuất xứ rõ ràng và giá bán sẽ cao hơn loại rau không an toàn.

    #2. CÁCH LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN

    Một góc sân hay ban công nhà bạn có thể trở thành một vườn rau sạch nhỏ xinh. Chỉ cần khéo bố trí bạn sẽ có một vườn rau như ý nhờ cách trồng rau sạch lý tưởng này.
    Trồng rau sạch là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng, không chỉ ở nông thôn mà ngay tại thành thị phương pháp này cũng được rất nhiều người áp dụng. Trồng rau sạch cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Gia đình Hoa Xanh khám phá bí mật này nhé!
    Tùy thuộc vào từng loại hạt giống rau chúng ta sẽ sử dụng loại chậu trồng rau sao cho phù hợp. Mỗi một loại chậu này sẽ mang một phong cách riêng tạo nên không gian xanh cho ngôi nhà thêm dịu mát.

    #2.1. Thiết kế vườn treo để tiết kiệm diện tích

    Nhà bạn không có khoảng sân rộng, bạn nên trồng các loại rau thơm hay các loại hạt giống rau ngắn ngày sau đó treo lên tường nhà để không gian trở nên thoáng mát hơn. Mỗi buổi sáng bạn nên dành ít thời gian để tưới rau và chăm sóc cho các chậu rau của mình.

    #2.2. TẬN DỤNG ĐỒ TÁI CHẾ LÀM CHẬU TRỒNG RAU

    Để tiết kiệm được một khoản chi phí từ việc mua chậu trồng rau bạn có thể tận dụng vỏ chai nhựa, xô, chậu sử dụng đã hỏng để sử dụng. Bạn sẽ sử dụng loại đất chuyên dụng để trồng rau, sử dụng móc xích hoặc dây thép để treo các chậu cây đó lên hiên nhà.
    Sử dụng đồ tái chế tạo nên một không gian xanh ngay tại nhà bạn, khiến bạn có cảm giác như đang ở trong một khu sinh thái rất mát mẻ và thông thoáng.

    #2.3. Thiết kế vườn rau sạch trên sân gạch

    Khi sân nhà bạn đã lát gạch hoa bạn có thể dùng những chậu nhựa to hay chậu nhôm cho đất vào chậu và trồng các loại rau mà bạn thích, phù hợp với mùa vụ. Một vườn rau được trồng ngay tại ngôi nhà của bạn với nhiều màu sắc phong phú của các loại rau sẽ giúp cho không gian ngôi nhà bạn thêm xanh. Bạn nhớ hãy đục lỗ dưới đáy chậu để khi tưới nước hay trời mưa nước sẽ thoát ra ngoài được giúp cho cây không bị ngập úng.

    #3. BÍ QUYẾT CHỌN CHẬU TRỒNG RAU ĐÚNG CÁCH

    Khi tiến hành trồng rau sạch chúng ta cần chuẩn bị chậu trồng có kích thước phù hợp để trồng các loại rau, tiết kiệm diện tích trồng cây.
    Chậu trồng rau là vật dụng cần thiết khi chúng ta tiến hành trồng rau sạch ngay tại nhà, chậu trồng rau sẽ đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng tính thẩm mỹ cho cây.
    Tùy từng loại rau mà chọn loại chậu có kích thước phù hợp, sao cho đủ lượng đất và chất dinh dưỡng để cho cây có thể sống và sinh trưởng tự nhiên. Chọn loại chậu trồng rau hợp với đặc tính của từng loại cây.

    #3.1. CÁC LOẠI CHẬU PHỔ BIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

    Hiện nay trên thj trường có rất nhiều loại chậu phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu, màu sắc. Chất liệu làm chậu phổ biến như: nhựa, sành, sứ, gốm.
    Chậu nhựa trồng rau thông minh:
    Được làm từ nhựa dẻo tổng hợp, nhựa nguyên sinh nên khi trồng cây sẽ không bị nhiễm chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo rau sạch an toàn. Với nhiều kích cỡ khác nhau, thời gian sử dụng lâu dài từ 7 – 10 năm.
    Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, đã được kiểm định không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào.
    Chậu trồng hoa, cây cảnh:
    Chất liệu: Nhựa nguyên sinh có mùi thơm như nước hoa. Với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc khác nhau. Phù hợp cho bạn trồng những loại hoa, cây cảnh, nơi có không gian hẹp như chung cư, nhà tập thể…
    Chậu trồng rau mầm:
    Là loại chậu được thiết kế để chuyên trồng rau mầm. Chất liệu được làm từ nhựa cứng không chứa hóa chất độc hại. Chậu có độ bền cao, có nhiều lỗ thoát nước phù hơp với đặc tính của rau mầm cần tưới nhiều nước vào 3 ngày cuối cùng.

    #3.2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ĐẶT CHẬU CÂY

    Nơi đặt chậu trồng cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng, không khí trong lành để cây có thể quang hợp.
    Ngoài yếu tố ánh sáng cần chú ý đến nhiệt độ giữa các mùa, nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ, lá cây có thể bị héo, sức sống yếu.
    Không nên để chậu cây trực tiếp trên mặt đất nhằm tránh giun, kiến, sâu bọ chui lên qua lỗ chậu làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ. Nên sử dụng gạch kê dưới đáy chậu giúp cho cây thoát nước nhanh, thoáng mát hơn.

    #4. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA NHỮNG LOẠI RAU THÔNG DỤNG

    Trong các loại rau cải cải thảo khá được ưa thích bởi nó có vị ngọt, tính mát, lại có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa hàm lượng cao vitamin A, B, C, E. 
    Giá trị dinh dưỡng của những loại rau thông rau, Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả so với thịt, cá. Cải thảo nếu nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như có nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe. Cải thảo vừa có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, lại cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào…

    #4.1. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN RAU CÓ THỂ MẤT CHẤT DINH DƯỠNG

    Khi bạn chế biến cải thảo, bạn không nên nấu cải thảo quá chín sẽ làm cho rau cải mất độ ngon, giòn và các vitamin cũng dễ bị tan mất ở nhiệt độ cao.
    Những người mắc phải hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải, cần hết sức thận trọng với cải thảo.
    Cũng nên biết thành phần indol có trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa thành phần acetaminophen.
    Cải thảo chưa nhiều vitamin và khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe
    Trong các loại rau như: rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 – 64 – 52 mg%), hàm lượng sắt (2,8 – 2,5 – 2,1 mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 – 5 lần các loại rau khác (3 – 6 g%).

    Rau ngót có giá trị dinh dưỡng rất cao
    Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380 mcg% retinol; 2,8 mg% vitamin C; 1,2 mg% sắt), có kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ.
    Các loại rau gia vị như: mùi, tía tô, húng, thìa là,..có hàm lượng caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt, cao nhất là tía tô, húng quế, ớt vàng; đồng thời chúng rất giàu sắt (1- 3 mg%).
    Rau gia vị lại được sử dụng tươi sống không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, nên giá trị sử dụng các vitamin rất cao. Ngoài ra các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng sinh thực vật rất có giá trị.
    Rau mùi là nguồn cung cấp kháng sinh thực vật cho cơ thể
    Các loại quả chín màu vàng, đỏ, cam như: đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quýt vàng có hàng lượng caroten khá cao và giàu sắt (0,9 – 1,2 mg%). Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Đây là một loại quả quý được nhiều người quan tâm nghiên cứu về khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hoá và ung thư.

    #5. NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT KHI TRỒNG RAU TẠI NHÀ

    Trồng rau tại nhà là xu hướng phổ biến hiện nay, khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bùng phát, hàng loạt tin tức thực phẩm bẩn, mất vệ sinh ngập tràn trên các phương tiện thông tin.
    Tự trồng rau tại nhà được xem là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết bài toán thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
    Việc tự trồng rau tại nhà không quá khó khăn nếu có một sự chuẩn bị tốt từ ban đầu. Một khu vườn mini được xây nên từ công sức, kỹ thuật và thành phần không thể thiếu chính là nguyên liệu cần thiết khi trồng rau tại nhà.
    Ăn Sạch Uống Sạch xin giới thiệu cho cả nhà, những ai đang có ý định tự trồng rau sạch những thành phần cần thiết để bắt đầu gây dựng vườn rau. Đây là mô hình mà Ăn Sạch Uống Sạch đang thiết kế thi công cho khách hàng, ngoài ra còn có nhiều mô hình trồng rau sạch khác, do đó, những nguyên liệu cần thiết mà chúng tôi sắp giới thiệu có thể không phù hợp ở mô hình khác.

    #5.1. NGUYÊN LIỆU CẦN THIẾT LÀ HẠT GIỐNG

     Dĩ nhiên muốn trồng rau thì nguyên liệu cần thiết là hạt giống. Hãy xác định những loại rau muốn trồng, số lượng trồng để mua đủ lượng giống.

    Một số điểm cần lưu ý khi lựa mua hạt giống:


    Hạn sử dụng: Hãy kiểm tra hạt giống có còn hạn sử dụng hay không? Nếu hạt giống đã hết hạn sử dụng thì chắc chắn sẽ rất khó nảy mầm hoặc tỉ lệ nảy mầm thấp, dù cho bạn đã áp dụng đúng quy trình trồng rau sạch và cách trồng rau sạch tại nhà khiến rau dễ mắc bệnh.
    Hạt giống là nguyên liệu cần thiết khi bắt đầu tự trồng rau tại gia.
    Điều kiện bảo quản:
    Bên ngoài: Hạt giống được bảo quản tốt là khi bao bì sạch, không bị rách nát hay bạc màu, đảm bảo còn tên thương hiệu và công ty sản xuất.
    Hạt giống an toàn: là hạt giống không chứa chất bảo quản vì chất bảo quản không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của rau mà quan trọng hơn là nó sẽ gây hại đến cho sức khỏe người sử dụng.
    Nguồn gốc: Chỉ mua hạt giống khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước như: Việt Nam, Úc, Thái Lan, Đài Loan…

    #5.2. Chuẩn bị khay/chậu trồng


    Chậu trồng rau có kích thước phù hợp để trồng các loại rau, tiết kiệm diện tích trồng cây, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn.
    Tùy từng loại rau mà chọn loại chậu có kích thước phù hợp, sao cho đủ lượng đất và chất dinh dưỡng để cho cây có thể sống và sinh trưởng tự nhiên.
    Loại chậu trồng rau mà Ăn Sạch Uống Sạch sử dụng là chậu làm từ nhựa dẻo tổng hợp, nhựa nguyên sinh nên khi trồng cây sẽ không bị nhiễm chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo rau sạch an toàn. nhiều kích cỡ khác nhau. Thời gian sử dụng lâu dài từ 7 – 10 năm.
    Chậu trồng có nhiều loại, cần lưu ý chọn loại chậu phù hợp.

    Lưu ý khi đặt chậu cây:

    Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng, không khí trong lành để cây có thể quang hợp.
    Không nên để chậu cây trực tiếp trên mặt đất tránh giun, kiến, sâu bọ chui lên qua lỗ chậu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ.
    Giàn kê Ăn Sạch Uống Sạch sử dụng cho khách hàng.
    GIÀN KÊ
    Giàn kê có thể không quá cần thiết nếu như gia đình bạn khôn có điều kiện tài chính nhiều. Bạn có thể sử dụng cây khô, gạch để kê chậu, tuy nhiên giá trị thẩm mỹ không cao và khó di chuyển, dọn dẹp, vệ sinh.
    Giàn có bánh xe giúp dễ di chuyển, được sơn trắng nhằm giảm hấp thụ nhiệt cho cây,  mang tính thẩm mỹ cao. Giàn để đặt các chậu rau lên trên nhằm tránh sự tiếp xúc trực tiếp trên nền đất, đảm bảo rau được thoáng khí, thoát nước dễ dàng, tránh sự xâm nhập của kiến, sâu bệnh hại rau.

    GIÁ THỂ

    Giá thể trồng rau là loại đất chuyên dụng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nên chọn hỗn hợp đát phù sa+ phân trùn quế để trồng rau sẽ giúp rau phát triển tốt.
    Giá thể rất quan trọng cho sự sinh tồn của cây.
    HỆ THỐNG TƯỚI TỰ ĐỘNG
    Nguyên liệu này có giá thành không quá cao và mang nhiều ưu điểm. Các kỹ sư tại gia nên biết để quyết định đầu tư hay không cho vườn rau của mình.
    Đây là hệ thống tưới mà Ăn Sạch Uống Sạch sử dụng trong dịch vụ thi công vườn rau cho khách hàng.
    Hệ thống tưới tự động Ăn Sạch Uống Sạch sử dụng cho khách hàng.

    #5.3. Hệ thống thể hiện rõ những ưu điểm sau:

    Lắp ráp linh hoạt: Hệ thống có dây dẫn mềm, dễ lắp ráp vào những địa hình vườn có thiết kế khác nhau, đảm bảo cung cấp đến tất cả các khu vực của vườn.
    Tiết kiệm nước: nước được tưới trực tiếp vào cây, thẩm thấu vào đất, ít bốc hơi nên tiết kiệm được nước. Cũng có thể pha phân bón, thuốc trị bệnh vào nước và tưới cho cây thông qua hệ thống tười tự động, cây sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn, tăng trưởng tốt, năng suất cao.
    Điều chỉnh tự động: Hệ thống được nối với timer chỉnh giờ giúp dễ dàng điều chỉnh lượng nước phù hợp với cây trồng.

    >>>Tham khảo ngay bài viết: Bí quyết phòng trừ sâu bệnh cho rau
    BÌNH TƯỚI
    Nếu không có điều kiện lắp hệ thống tưới tự động thì nguyên liệu quen thuộc là dùng vòi tưới, bình tưới để cung cấp nước cho rau.

    PHÂN BÓN
    Phân bón cho rau có hai loại: phân vô cơ và phân hữu cơ. Nguyên liệu này là thành phần không thể thiếu cho cây phát triển.  Cụ thể cách dùng, thời điểm và liều lượng cần bón cho rau Ăn Sạch Uống Sạch đã có video trình bày.

    Dung dịch hữu cơ phòng và trị nấm bệnh chuyên dụng

    Đây là các loại thuốc giúp rau chống sâu bệnh hại, an toàn cho sức khỏe người dùng rau. Trong quá trình trồng rau cần theo dõi tình hình sâu bệnh để dùng thuốc kịp thời.
    Dung dịch hữu cơ là nguyên liệu cần thiết giúp phòng trị nấm, bệnh cho cây.
    Ăn Sạch Uống Sạch vừa giới thiệu những nguyên liệu cần thiết để trồng rau tại gia.

    #6. 6 BÍ QUYẾT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO RAU

    Trồng rau tại gia tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cho rau thì chất lượng thu được sẽ giảm sút hoặc không như mong đợi. Việc phòng trừ phải được tiến hành ngay từ lúc đầu và tiếp diễn xuyên suốt cho đến khi thu hoạch rau.
    6 bí quyết phòng trừ sâu bệnh mà Ăn Sạch Uống Sạch sắp trình bày dưới đây sẽ giúp người trồng có thêm kinh nghiệm và lưu ý để quá trình trồng rau diễn ra thuận lợi và rau cho năng suất tốt hơn.

    #6.1. KIỂM TRA VƯỜN THƯỜNG XUYÊN

    Vườn trồng hay không gian xung quanh là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của rau. Không gian thoáng mát, khoảng cách giữa các chậu đủ rộng, thoát nước tốt là điều kiện cơ bản giúp rau chống lại sự tấn công của các mầm mống, sâu bệnh gây hại.
    Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp, sắp xếp bố trí chậu cây hợp lý để đảm bảo rau được phát triển trong điều kiện bình thường. Môi trường sống sạch sẽ là bí quyết quan trọng phòng trừ sâu bệnh hại rau.

    #6.2. Thường xuyên kiểm tra và xử lí đất trồng

    Đất trồng là nhân tố quan trọng quyết định sự sống và chất lượng của rau. Đất là nơi trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho rau. Thường thì việc trồng rau sân thượng, ở thành phố lớn sẽ dùng loại đất chuyên dụng với hàm lượng dinh dưỡng cao, đất đã qua xử lý để đảm bảo đủ điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng.
    Tuy nhiên, nếu trồng rau trực tiếp trên đất tự nhiên thì cần chú ý xử lý triệt để nơi cư trú của mầm bệnh. Trong đất tự nhiên có khoảng hơn 80% côn trùng gắn liền với đất, do đó cần xử lý đất để côn trùng không thể sống trong đất hại cây. Cách đơn giản nhất là làm tơi đất và trộn vôi, để một thời gian cho côn trùng di tản trước khi tiến hành trồng cây sẽ giúp phòng sâu bệnh hại rau

    Trồng rau theo mùa vụ

    Người trồng cần có kiến thức về các loại côn trùng hại rau, đặc điểm gây hại và thời điểm chúng bùng phát mạnh để điều chỉnh mùa vụ gieo trồng.
    Việc chọn đúng giống cần trồng tùy thời điểm sẽ hạn chế tối đa mức độ tàn phá của côn trùng với rau trồng. Đây cũng là bí quyết gián tiếp phòng trừ sâu bệnh hại rau.

    Sử dụng biện pháp thủ công

    Trong quá trình trồng và chăm sóc rau, người trồng cũng có thể áp dụng các biện pháp thủ công đơn giản, an toàn để chống sâu bệnh, côn trùng gây hại.
    Thu hoạch đúng thời vụ là yếu tố quan trọng. Bên cạnh việc thu được sản phẩm chất lượng cao nhất thì còn tránh khả năng cây bị nhiễm bệnh, giúp phòng chống sâu bệnh hại rau.
    Nếu thu hoạch quá sớm cây sẽ yếu, không có sức đề kháng với sâu bệnh, ảnh hưởng đến đợt sính trưởng kế tiếp. Thu hoạch quá muộn cũng không đảm bảo chất lượng cho rau. Một vài loại rau để quá già sẽ cho quả và rụng  xuống đất, cây con mọc từ hạt rụng đó cũng là cầu nối cho sâu bệnh hại cây ở mùa vụ sau.
    Ăn Sạch Uống Sạch vừa chia sẻ 6 bí quyết phòng trừ sâu bệnh hại rau khi trồng rau tại gia. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người.
    Cả nhà theo dõi clip chia sẻ “6 Bí quyết phòng trừ sâu bệnh cho rau”:
    Liên hệ với chúng tôi tại:
    Fanpage: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
    Website: www.ansachuongsach.vn
    Hotline: 0961 59 49 69 – 0911 59 49 69

    #7. CÁC LOẠI RAU CẦN TRỒNG NGAY ĐỂ ĐÓN TẾT

    Thời điểm cuối năm ai cũng bận rộn để hoàn thành những công việc, kế hoạch cho kịp tiến độ. Đây là thời điểm mà những loại rau đúng nghĩa “đánh nhanh thắng nhanh” là sự lựa chọn tối ưu cho vườn rau tại gia.
    Ăn Sạch Uống Sạch xin giới thiệu các loại rau sạch, an toàn cho sức khỏe, dễ trồng và thu hoạch nhanh để mọi người kịp trồng và thưởng thức trong dịp tết ngay tại bếp nhà mình. Đây là các loại rau cần trồng ngay để đón Tết. Cùng xem nhé!

    #7.1. Rau mầm đầy dinh dưỡng và bổ dưỡng

    Rau mầm là loại rau cần trồng ngay để đón Tết.  Rau mầm có thể ăn sống hoặc xào, ăn kèm với các món ăn khác, làm salad,…Đặc biệt hơn với thành phần dinh dưỡng có trong rau mầm, bạn sẽ yên tâm hơn cho sức khỏe cả gia đình vào dịp Tết.

    #7.2. Hướng dẫn cách trồng rau mầm

    Xử lý hạt giống từ 4-6 giờ bằng nước ấm trước khi gieo vào giá thể để tăng khả năng nảy mầm.
    Lưu ý luôn giữ độ ẩm cho gia thể. Có thể tưới ngày 2-3 lần tù vào điều kiện thời tiết. Khi tưới nên dùng bình xịt lên rau để tránh trôi hạt, dập rau. Đặt chậu rau mầm ở nơi thoáng mát giúp mầm nhanh nứt.
    Chăm chỉ tưới nước, theo dõi sâu bệnh trong 5-7 ngày là bạn đã có thể thu hoạch rau để nấu những món mình thích.

    #7.3. Giá đỗ là loại rau không thể thiếu của mỗi gia đình

    Giá đỗ cũng là loại rau cần trồng ngay để đón Tết vì trồng đơn giản, không tốn nhiều công sức, thời gian cũng như tiền bạc. Giá đỗ khá quen thuộc, kết hợp được nhiều món ăn, sẽ là nguồn rau sạch cho gia đình trong những ngày Tết.

    #7.4. Cách làm giá đỗ đơn giản nhất

    Chọn hạt đỗ xanh chưa tách, mang rửa sạch và loại bỏ hạt lép. Lót hai chiếc khăn lên trên rổ.  Cho hạt đỗ vào rổ, phủ miếng vải lớn lên trên. Trên cùng đặt chiếc hộp nhựa đủ nặng. Cách này giúp giá đỗ mập mạp và chắc mẩy hơn.
    Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày xả nước trực tiếp và giá đỗ 2 lần. Trước khi xả ngâm chậu đỗ trong 5 phút. Buổi tối có thể lấy khăn thấm nước phủ lên trên để cung cấp độ ẩm cho giá. Sau 3-5 ngày chăm sóc là có thể thu hoạch.

     #7.5. Hành tỏi giúp các món ăn thơm ngon tròn vị

    Hành tỏi được trồng bằng cách vùi trong cát hoặc đất ẩm. Duy trì độ ẩm cho hành, tỏi sẽ giúp những loại rau gia vị này mau chóng mọc mầm, tốt lá. Thường xuyên tưới nước cho hành tỏi và đặt chậu trồng ở nơi có nhiều ánh sáng. Đây là cách đơn giản để bạn có nguồn rau gia vị sẵn trong bếp, giúp các món ăn thơm ngon tròn vị.

    #7.6. Rau Cải là loại rau cần trồng để đón Tết

    Không chỉ quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, rau cải quen thuộc và là loại rau cần trồng để đón Tết. Cách trồng rau rất đơn giản, cho thu hoạch sau khoảng 20 – 25 ngày. Trong ngày nếu có vườn rau cải thì các bà nội trợ cũng chẳng cần đi chở.
    Trong quá trình chăm sóc, cần lưu ý tỉa thưa sớm để tránh hiện tượng thối nhũn gốc.

      #7.7. Rau Xà lách chống ngấy trong ngày Tết

    Xà lách là loại rau ăn kèm phổ biến và được nhiều người ưa thích, đặc biệt là chống ngấy trong ngày Tết. Xà lách dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, không kén đất, không ưa sáng nên bạn có thể trồng ở những nơi ít nắng.
    Ăn Sạch Uống Sạch vừa điểm qua các loại rau cần trồng ngay để đón Tết. Tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi sau khi giải quyết xong công việc để trồng cho cả nhà các loại rau này cho gian bếp gia đình ngày Tết nhé!

    #8. SÂU BỆNH HẠI CHO VƯỜN RAU TẠI GIA

    Trong thời buổi hiện nay, thực phẩm sạch đang dần trở thành cụm từ hot hơn bao giờ hết, đó là lý do mình cũng như rất nhiều bạn đã chọn một giải pháp vô cùng hữu hiệu là trồng rau sạch ngay chính tại nhà của mình. Tuy nhiên chẳng may vườn rau của nhà bạn bị sâu bệnh hại tấn công. Có cách nào để bảo vệ vườn rau của mình khỏi sâu bệnh hại mà lại an toàn cho bản thân cũng như môi trường? Bạn không cần phải quá đau đầu, mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn tiễn đi “những vị khách không mời” đến vườn rau của bạn trong bài viết dưới đây.

    #8.1. PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG:

    Cách đơn giản và thủ công nhất để hạn chế các loại sâu bệnh cho vườn rau tại gia là bắt tay và cắt bỏ. Mặc dù đây là giải pháp thủ công tốn nhiều thời gian mà lại khó triệt để, tuy nhiên đây cũng là phương pháp rất hữu hiệu khi bạn phát hiện được mầm mống của sâu bệnh từ những ngày đầu tiên đó nhé!

    #8.2. CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀM TỪ GỪNG, TỎI, ỚT:

    Gừng, tỏi, ớt …. là những loại gia vị cực kì quen thuộc và gần gũi với căn bếp gia đình tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để tự chế thuốc trừ sâu tại nhà cực hiệu quả đấy. Các nguyên liệu này chứa hàm lượng lớn axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng như rầy mềm, nhện đỏ, các loại sâu ăn lá qua đó có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng.
    Để làm chế phẩm sinh học này bạn cần chuẩn bị 1kg Tỏi, 1kg Ớt, 1kg Gừng và 3 Lít rượu. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu tiến hành giã nhuyển hỗn hợp trên ngâm với 3 lít rượu trong chum hoặc thùng bịt miệng kín. Để ở nơi thoáng mát, không nên để thùng ở nơi quá nắng nóng trong quá trình ngâm, hoặc không nên để hở vì sẽ làm bay hơi rượu. Để có thể sử dung được bạn cần ngâm trong chúng khoảng 30 ngày để cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu và dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.Xóa ảnh đại diện
    Liều lượng pha để phun phòng cho rau: 30ml/ 10 Lít nước

    #8.3. PHÂN BÓN KIÊM THUỐC TRỪ SÂU TỪ VỎ TRỨNG:

    Phương pháp này thường được sử dụng khá nhiều vào mùa mưa vì thời gian này các loại ốc sên thường sinh sôi phát triển nhanh, nếu không có biện pháp xua đuổi cũng như tiêu diệt chúng sẽ tàn phá tan nát khu vườn bạn đấy nhé! Rất đơn giản, đừng nghĩ đến việc dùng thuốc hóa học nhé, chỉ cần tận dụng một ít vỏ trứng gà, vịt ốc sên sẽ đi ngay.
    Chỉ cần đem vỏ trứng nghiền nát sau đó cho bột vỏ trứng vào gốc cây đã được chọc lỗ (Phương pháp này thường phù hợp với các loại cây như ớt, cà tím, cà chua)Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiền nát vỏ trứng thành bột mịn rắc đều lên bề mặt giá thể, vỏ trứng sắt nhọn sẽ xua đuổi được các loại ốc sên và một số sinh vật gây hại khác cho vườn rau. Ngoài ra, vỏ trứng còn giúp tăng thêm lượng canxi giúp cây phát triển cứng cáp hơn.

    #8.4. CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀM TỪ HOA CÚC:

    Từ trước đến nay, chúng ta đều biết công dụng làm đẹp thanh nhiệt hiệu quả từ hoa cúc. Tuy nhiên các bạn có biết hoa cúc có chứa pyrethrin, là một chất có thể làm tê liệt hệ thần kinh của côn trùng? Vậy, thuốc trừ sâu từ hoa cúc sẽ được làm như thế nào?
    Cách làm như sau: Bạn hãy đem đun sôi 100g hoa cúc phơi khô cùng 1 lít nước trong 20 phút, có thể hòa thêm dầu cây xoan nếu có, rồi lọc lấy nước phun lên rau. Nhớ phun vào sáng sớm hoặc chiều tối và phun đều cả 2 bề mặt lá nhé
    Liều lượng: 20ml/ 8 Lít nước 
    Trong quá trình trồng rau tại nhà, sẽ có rất nhiều loại sâu bệnh hại “tấn công” khuôn vườn thân yêu của bạn. Trên đây là một số cách phòng và tiêu diệt sâu bệnh mà chúng tôi đã sưu tầm được từ những hộ gia đình thành công nhất trong mô hình này. Nếu thích những phương pháp này, tại sao bạn không thử ngay đi nào, hiệu quả vô cùng đấy!
    Hy vọng, việc chia sẻ những kinh nghiệm này sẽ góp phần tạo nên vườn rau xanh tại nhà theo như mơ ước của bạn, từ đó kiến tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, sức khỏe cho những người thân trong gia đình bạn. Hãy bình luận và chia sẻ nếu bạn quan tâm đến bài viết này của tôi nhé! 

    #9. QUY TRÌNH CẢI TẠO ĐẤT ĐỂ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHO VƯỜN RAU TẠI NHÀ

    • Trồng rau sạch tại nhà là một lựa chọn hết sức đúng đắn hiện nay của các hộ gia đình. Hiệu quả mà mô hình này mang lại là hết sức thiết thực. Tuy nhiên, sau khi có những chậu rau xanh sạch thì lượng dinh dưỡng trong chậu sẽ cạn dần và thành phần gía thể cũng bị biến đổi vậy nên vườn rau của bạn cần được xử lý thật tốt trước khi bắt đầu vụ trồng mới. Đó là một bước vô cùng quan trọng đấy!

    • Có nhiều cách để xử lí đất nhưng để đảm bảo đúng kỹ thuật thì cần phải tìm hiểu và thực hành thật nhiều thì chúng ta mới hiệu quả được. Trong bài viết này, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số quy trình cải tạo đất sau thu hoạch dưới đây để vườn rau của bạn luôn tươi tốt.

    #9.1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG

    Đất trồng rau sau khi thu hoạch nếu không được xử lý sẽ tiềm ẩm rất nhiều sâu bệnh hại cho những vụ sau, vậy nên cải tạo đất là yếu tố vô cùng thiết yếu để:
    – Tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại gây bệnh cho rau
    – Làm tăng độ tơi xốp đất
    – Bù đắp một phần dinh dưỡng đã hao hụt từ vụ trước
    – Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cây trồng
    – Tăng khả năng nảy mầm, tăng năng suất, chất lượng rau được đảm bảo.

    #9.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO ĐẤT HIỆU QUẢ

    + Thứ nhất, cho đất nghỉ ngơi và để ải

    Sau khi thu hoạch nhặt cỏ và tạp chất (nếu có), xới đều đất và tiến hành phơi từ 3 đến 5 ngày, nếu có nắng thì phơi nắng là tốt nhất (các cụ vẫn gọi là để ải ngày xưa). Như vậy sẽ giúp đất thoáng và nhận được nhiều oxy, hấp thụ nito và tơi xốp hơn, đặc biệt đây cũng là phương pháp diệt trừ mầm bệnh hiệu quả.
    + Thứ hai, bổ sung thêm các loại phân hữu cơ
    Sau khi để ải xong, nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ, vi sinh ví dụ như phân trùn quế, phân bò khô đã qua xử lý,….  Những loại phân này vừa là phân bón cho rau sạch mang đến chất dinh dưỡng vừa giúp đất tự tái tạo và hạn chế một số loại vi sinh vật gây hại.
    Liều lượng: nếu trồng trong chậu nhựa 60*40cm thì bổ sung thêm 0,5 kg phân hữu cơ/ chậu nhé!

    + Thứ ba, bổ sung các chế phẩm để cải tạo đất như Trichoderma hoặc vôi bột


    Việc làm này sẽ giúp điều này sẽ giúp kiểm soát được độ PH – hạ phèn, khử chua trong đất đồng thời giúp đất làm sạch nguồn sâu bệnh, bổ sung các loại nấm có lợi ức chế các loại nấm hại. Nếu như vụ trước vườn rau của các bạn đã bị nhiễm nấm bệnh thì việc làm này là không được bỏ qua đâu nhé!

    + Thứ tư, tự làm phân bón tại nhà để cải tạo đất


    Ngoài những loại phân bón hữu cơ trên, để tăng độ tơi xốp của đất, bạn có thể cho thêm trấu, hoặc tro bếp, cũng có thể lấy than tổ ong (đã sử dụng – nghiền nhỏ), để bổ sung cho đất. Đặt biệt tự làm phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ tại nhà, đây cũng là một bí quyết trồng rau rất “xịn” đấy nhé!
    Xem hướng dẫn tự làm phân bón hữu cơ bằng rác thải sinh hoạt tại nhà tại đây! 
    Lưu ý trong quá trình cải tạo đất trồng rau sạch cho gia đình sử dụng không nên lạm dụng quá nhiều các loại phân hóa học. Điều này càng làm cho đất trở lên tồi tệ hơn,  nhanh bị thái hóa, cằn và bạc màu. Đồng thời dùng phân hóa học bón cho rau không tốt cho người sử dụng nếu bạn không cách ly theo đúng yêu cầu.
    Bạn có thể thực hiện đầy đủ hoặc chọn ra những phương pháp dễ dàng nhất để cải tạo đất cho vườn rau nhà mình, thậm chí là tốt hơn đất mới ban đầu. Áp dụng đủ và đúng phương pháp vườn rau yêu quý của bạn sẽ mãi xanh tốt. Thật tuyệt vời phải không nào?
    Hãy bổ sung vào cẩm nang làm vườn của bạn cách cải tạo đất trồng sau thu hoạch. Hãy bình luận và chia sẻ nếu bạn quan tâm đến bài viết này của tôi nhé!

    #10. MỘT SỐ LOẠI SINH VẬT GÂY HẠI KHI TRỒNG RAU TẠI NHÀ

    Việc trồng rau tại nhà khá đơn giản và vô cùng tiện lợi khi bạn có thể kiểm soát nguồn thực phẩm mà mình tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, một số loài sâu gây hại sẽ khiến cho thành quả bạn xây dựng bấy lâu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số loại côn trùng có khả năng tác động xấu đến khu vườn thân yêu của bạn nhé!
    #10.1. RỆP VỪNG (RẦY MỀM)
    Đây là loại côn trùng gây hại cho rau quả được biến đến nhiều nhất. Chúng tuy có kích thước nhỏ nhưng lại tập trung với số lượng lớn nên mức độ gây hại khá cao. Thức ăn ưa thích của rệp vừng là nhựa cây đặc biệt là những chồi non, lâu ngày sẽ khiến cho cây hết dinh dưỡng, vàng lá xoăn đọt. Gây rất nhiều phiền toái đồng thời làm giảm năng xuất thu hoạch.
    Chính vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra khu vườn của bạn, đặc biệt là khu vực mặt dưới của chồi non để tiêu diệt rệp trước khi chúng sinh sôi quá nhiều.
    #10.2. RỆP SÁP
    Đây là một loài gây hại vô cùng khó trị. Lớp sáp trắng phủ khắp cơ thể rệp giúp chúng kháng lại nhiều loại thuốc. Rệp sáp gây hại mạnh vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Chúng hút nhựa ở vùng cuống quả và nách lá khiến cho quả bị teo khô, thậm chí chết cây. Bên cạnh đó, rệp sáp còn tiết ra dịch thu hút bồ hóng đến làm ổ trên lá, giảm hô hấp trên cây.
    Tiêu diệt ngay rệp sáp khi thấy chúng trong vườn bằng thuốc sinh học. Nếu thấy kiến ở gốc cây cũng phải tiêu diệt vì chúng có thể là sinh vật cộng sinh cùng rệp sáp, vận chuyển vị khách này đi khắp khu vườn đấy nhé.
    #10.3. ỐC SÊN
    Tốc độ hủy hoại của ốc sên rất nhanh chóng. Chúng ăn rất nhiều lá và thân cây. Dịch của ốc sên tiết ra mang theo nhiều loại bệnh tấn công cây trồng.
    Sức phá hoại của ốc sên là vô cùng khủng khiếp, chỉ qua một đêm là bạn có thể không nhận ra vườn rau yêu quý của mình rồi đấy nhé! Vì vậy hãy luôn cảnh giác với loài vật đáng ghét này!
    #10.4. NHỆN ĐỎ
    Kích thước của nhện đỏ rất nhỏ, chỉ chưa đến 1mm nên khiến cho chúng khó bị phát hiện. Nhện đỏ làm hại trên lá non và hoa khiến chúng vàng, khô và rụng.
    Kiểm tra kĩ ở mặt dưới của lá, ở đường gân chính để tìm dấu hiệu của nhện đỏ. Chúng sinh sôi mạnh nhất và lúc thời tiết nóng, nhất là khoảng tháng 2 – 5. Nhện đỏ khá sợ nước, vì thế đừng để vườn nhà bạn quá khô hạn. Nếu không chúng sẽ sinh sôi phát triển nhanh chóng.
    Hai cách khá hiệu quả dùng để phát hiện sinh vật này là quan sát những đốm vành li ti trên lá và dùng tay vuốt nhẹ một chiếc lá nghi là nhiễm bệnh chúng sẽ lộ diện!
    #10.5. RUỒI TRẮNG
    Cơ thể ruồi trắng có phấn sáp bao phủ. Bên cạnh đó, chúng lại có kích thước nhỏ và có cánh nên di chuyển rất nhanh chóng. Những đặc điểm này khiến cho ruồi trắng rất khó bị tiêu diệt.
    Tại vườn nhà, ruồi trắng rất thích hút nhựa ở những cây cà chua, tía tô, cam, bưởi. Từ đó khiến cho cây còi cọc, kém phát triển và bị lây bệnh nấm. Để xử lý loại côn trùng phiền phức này, ngoài việc phun thuốc sinh học, hãy kết hợp thêm sử dụng bẫy chuyên biệt để bắt ruồi trắng.
    Trên đây là 5 trong số rất nhiều vị khách không mời mà đến khu vườn nhà bạn, để hạn chế cũng như xua đuổi chúng ra khỏi khu vườn bạn hãy tham khải bài biết “Một số biện pháp thủ công và sinh học để hạn chế các loại sâu bệnh hại thông dụng cho vườn rau tại nhà” nhé!
    Nếu bạn có những phương pháp hay hơn hãy cùng bình luận để chia sẻ cho cộng đồng yêu rau sạch cùng thảo luận đi nào!
    Chúc cả nhà thành công trong việc phòng và trị các loại sinh vật phá hoại này!

    #11. PHÂN BIỆT RAU SẠCH VÀ RAU AN TOÀN ĐỂ CÓ LỰA CHỌN ĐÚNG CHO GIA ĐÌNH

    Chạy theo xu hướng sử dụng thực phẩm sạch vì vậy trên thị trường hiện nay xuất hiện 2 loại rau đó là rau sạch và rau an toàn. Vậy bạn có thể phân biệt được 2 loại rau này? Sự lập lờ giữa hai loại rau này khiến rất nhiều người tiêu dùng bị hiểu nhầm khi chọn mua rau cho gia đình của mình.

    #11.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ RAU AN TOÀN VÀ RAU SẠCH

    #11.1.1. Rau sạch

    Rau sạch là loại rau được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật như canh tác trên đất trồng sạch, sử dụng nước tưới sạch. Không chứa dư lượng thuốc hoặc hóa chất sau tất cả các giai đoạn từ gieo trồng đến lúc thu hoạch và sơ chế nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và thuốc trừ sâu. (đây là loại rau có giá thành cao nhất và tốt cho sức khỏe nhất trên thị trường hiện nay), (Hiểu hơn về nồng độ nitrat trong rau xanh tại đây)

    #11.1.2. Rau an toàn

    Là sản phẩm của quá trình canh tác có sự tác động của con người,có sự tác động của phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất rau an toàn sẽ cho ra sản phẩm có giá thành ở tầm trung, đây cũng được xem là nông nghiệp hữu cơ nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất đã được quy định bởi tổ chức vùng, chính phủ hay tổ chức quốc tế.

    #11.2. CÁCH PHÂN BIỆT LOẠI RAU HỮU CƠ VÀ LOẠI RAU AN TOÀN

    Rau sạch và rau an toàn đều là những sản phẩm chất lượng mong muốn phục vụ tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên biết cách phân biệrau sạch và rau an toàn sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được các loại rau từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp với gia đình của mình hơn. 

    #11.2.1. Phân biệt theo cơ chế sản xuất

    • Rau sạch: Được bón phân bằng nguồn phân hữu cơ tự nhiên như phân chuồng hoai mục phân trùn quế,…Tận dụng thiên địch và bẫy để giảm bớt côn trùng hoặc dùng chế phẩm sinh học để phòng cũng như trị bệnh và không sử dụng cây chuyển gen.
    • Rau an toàn: Có sử dụng các loại phân bón hóa học để thúc đẩy cây phát triển, cho phép sử dụng phân, thuốc hóa học để phòng và trị sâu bệnh ở mức độ quy định và được cách ly đúng cách trước khi xuất thu hoạch, và được phép sử dụng cây chuyển gen.

    #11.2.2. Phân biệt qua mùi vị

    • Rau sạch có mùi vị đậm đà, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với rau an toàn.
    • Để phân biệt được rau hữu cơ và rau an toàn bạn cần có kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp

    #11.2.3. Phân biệt qua hình dáng

    • Rau an toàn có thân mập mạp, lá đồng đều, xanh mướt và nhạt màu, vẻ ngoài đẹp mắt hơn.
    • Còn rau sạch phát triển không đồng đều, thân cây nhỏ, ít mọng nước không được bóng mượt, màu sắc đậm, cành lá nhỏ và nhanh già
    Trên đây là những nhận xét mang tính chất tham khảo được rút ra qua quá trình trồng rau của các kỹ sư của Ăn Sạch Uống Sạch. Mong rằng bài viết giúp ít được cho bạn, nếu thấy yêu thích bài viết hãy bình luận và chia sẻ để nhiều người được biết nhé!

    #12. TOP 10 LOẠI RAU TRỒNG MỘT LẦN ĂN QUANH NĂM

    #12.1. VÌ SAO NÊN TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ?

    • Hiện nay, đi đôi với việc khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì những loại hóa chất bảo vệ thực vật hay những chất độc hại được sử dụng nhiều trong quá trình chăm sóc cũng như dùng trong thực phẩm ngày càng nhiều. Vấn đề ngộ độc thức ăn và tỉ lệ ung thư ở nước ta ngày càng nhiều đã trở thành mối lo ngại của mọi người khi sử dụng thực phẩm. Chính vì thế nhiều hộ gia đình đã tự tạo nên một sân vườn nhỏ ở gia đình, tự tay chăm sóc cây từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch để đảm bảo chất lượng, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hay các chất gây hại khác, rau trồng với quy trình 100% hữu cơ và được sự tận tâm chăm sóc của bạn sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn, tạo sự ngon miệng cho bạn và gia đình, đặc biệt hơn là sẽ giải quyết bài toán rau sạch hằng ngày. Xua tan  mọi lo lắng, suy nghĩ của chính bản thân bạn.
    • Thế nhưng, nếu bạn muốn trồng rau tại nhà thì cũng cần chú ý đến nhiều vấn đề bởi nhiều người vì không biết cặn kẽ mọi thứ về cách trồng cũng như các loại rau ăn quanh năm nên trồng đã khiến cho năng suất bị giảm, không được như mong đợi đồng thời từ bỏ ước mơ sau vài tháng thực hiện.
    • Điều quan trọng khi bắt đầu tập tành trồng rau, bạn nên tìm những loại rau vừa thường xuyên sử dụng nhưng lại dễ trồng vì với những người mới làm công việc này sẽ chưa có kinh nghiệm nhiều cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch rau.
    • Ngoài ra, nếu diện tích trồng của bạn khá nhỏ, bạn nên tìm một số loại rau ăn quanh năm, bạn có thể chăm sóc và thu hoạch suốt cả năm và sẽ không mất thời gian để trồng loại khác khi hết mùa loại rau mình đang trồng.
    • Hãy cùng chúng tôi điểm qua top 10 loại rau cực kỳ dễ trồng tại nhà mà lại có thể ăn xuyên suôt quanh năm nhé!

    #13. DỊCH VỤ TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ CHUYÊN NGHIỆP VÀ UY TÍN NHẤT TPHCM

    Sở hữu vườn rau sạch ngay tại nhà mình là mong muốn của các gia đình đang sinh sống tại các khu đô thị, nhà phố. Mô hình vườn rau cho sân thượng nhỏ đẹp hay vườn rau mini tại ban công là giải pháp đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, mang lại không gian thoáng mát trong lành nơi thành thị chật hẹp. Dịch vụ trồng rau sạch tại nhà chuyên nghiệp và uy tín nhất Thành Phố Hồ Chí Minh của Ăn Sạch Sống Sạch sẽ giúp bạn dễ dàng hiện thực ước mơ về một vườn rau sạch như thế với chi phí ban đầu hợp lí nhất.

    #13.1. DỊCH VỤ TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ TPHCM UY TÍN CHUYÊN NGHIỆP

    Với sứ mệnh mang đến cho người Việt nói chung và người dân TPHCM nói riêng nguồn thực phẩm hữu cơ sạch thực sự tại chính khu vườn nhà mình, Ăn Sạch Uống Sạch nhận thi công vườn rau trọn gói, chuyên nghiệp tại tphcm và các khu vực lân cận:
    Dịch vụ trồng rau sạch tại nhà TPHCM của Ăn Sạch Uống Sạch cam kết mang tới cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh. Chúng tôi tự hào là đơn vị mang đến giải pháp cung cấp rau sạch sử dụng cho gia đình hàng ngày thực sự hiệu quả, bên cạnh đó là những mô hình vườn rau chưa đẹp đến từng milimet.

    #13.2. QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ TPHCM CỦA ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

    Để giúp quý khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ trồng rau sạch tại nhà của chúng tôi, Ăn Sạch Uống Sạch xin thông tin về quy trình cung cấp dịch vụ thi công vườn rau sạch tại gia như sau:
    Bước 1: Tư vấn, thiết kế vườn trồng rau sạch tại nhà (hoàn toàn miễn phí)
    Bước 2: Khảo sát mặt bằng
    Chúng tôi sẽ cho kỹ sư xuống khảo sát thu thập thông tin và các yêu cầu của bạn, nắm rõ các số liệu liên quan như: diện tích khu vườn, hướng gió, ánh nắng, nguồn cấp, thoát nước, và đề xuất phương án thiết kế.
    Bước 3: Lên bản thiết kế 3D
    Trên cơ sở các yêu cầu của quý khách hàng và các thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát. Chúng tôi sẽ tiến hành lên ý tưởng và hoàn thiện bản thiết kế 3D cho khu vườn của các bạn (hoàn toàn miễn phí nhé)!
    Bước 4: Báo giá
    Trên cơ sở bản vẽ 3D đã được thống nhất cộng với những yêu cầu của quý khách hàng chúng tôi sẽ đưa ra báo giá cụ thể và gửi đến cho các bạn trong thời gian sớm nhất.
    Bước 5: Ký kết hợp đồng
    Sau khi chốt báo giá và duyệt triển khai phương án thi công, chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thi công.
    Bước 6: Tiến hành thi công theo bản vẽ đã thống nhất
    Vận chuyển vật tư đến công trình, và tiến hành thi công theo.Trong quá trình thi công vườn rau trên sân thượngĂn Sạch Uống Sạch cam kết sẽ luôn đảm bảo vệ sinh, tiến hành nhanh gọn
    Bước 7: Chăm sóc bảo dưỡng miễn phí sau thi công
    Sau thi công chúng tôi sẽ hỗ trợ hai tháng chăm sóc, cải tạo miễn phí. Hàng tuần sẽ có kỹ sư đến vườn chăm sóc, hướng dẫn kỹ thuật và giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng
    Trong suốt quá trình rau phát triển, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn chăm sóc rau cho gia đình bạn.

    #13.3. Một số dự án đã thi công

    Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp trẻ khỏe và năng động, chúng tôi sẽ mang đến Quý khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, đảm bảo được các tiêu chí:
    – Nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng những hóa chất gây hại đến sức khỏe
    – Cung cấp đủ rau sạch cho gia đình sử dụng hàng ngày
    – Thiết kế thẩm mỹ, an toàn và chắc chắn, bảo hành lên đến 2 năm
    – Tạo ra không gian xanh mát, thông thoáng giúp Quý khách hàng đồng thời vườn rau có thể sử dụng làm nơi tiếp khách, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

    #14. DỊCH VỤ THI CÔNG VƯỜN THẲNG ĐỨNG (VƯỜN TƯỜNG XANH) CHUYÊN NGHIỆP

    Thi công vườn thẳng đứng (tường xanh) là khu vườn nằm thẳng đứng khác với các kiểu nằm ngang. Chính về kiến trúc thẳng đứng nên khu vườn có thể bố trí chạy dọc theo bức tường, hàng lanh, vách tường trống,…. Dịch vụ trồng rau sạch tại nhà ĂN SẠCH UỐNG SẠCH tự hào là đơn vị thi công vườn rau vườn thẳng đứng nói riêng và vườn rau sạch tại nhà nói chung uy tín và chất lượng nhất TPHCM. Với đội ngũ kiến trúc sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chúng tôi luôn mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng!
    Với kiến trúc “thẳng đứng” của loại hình trồng rau này, vườn thẳng đứng hay còn gọi là vườn trên tường, mọi người có thể trồng bất kì nơi nào mà lại tốt rất ít diện tích: mái hiên, mái nhà, mảng tưởng, sân vườn,… Bất kì nơi nào cũng có thể làm thành một “ bức tường xanh 

    #14.1. LỢI ÍCH CỦA THI CÔNG VƯỜN THẲNG ĐỨNG (VƯỜN TƯỜNG XANH) LÀ:

    • Lọc không khí, bảo vệ sức khỏe và môi trường xung quanh
    • Tạo một bức tranh cây thiên nhiên mang tính thẩm mỹ cao
    • Tạo không gian xanh đẹp mát tầm mắt thoáng tinh thần
    • Tiết kiệm năng lượng và không gian trồng
    • Mang lại không không khí trong lành tốt cho sức khỏe cho cả gia đình.
    Quá trình thi công và chăm sóc khu vườn thẳng đứng ( vườn tường xanh) không quá khó khăn với mất thời gian đối với Ăn Sạch Uống Sạch. Những chậu cây thẳng đứng có kết cấu đặc biệt để giữ cho phần đất có dưỡng chất ở cao hơn cây giúp cây dễ hấp thu nước và các dưỡng chất. Ngoài ra, vườn thẳng đứng (vườn tường xanh) cũng có sức chống chịu tốt với mọi thời tiết và sâu bệnh, đồng thời lúc tưới cây phải tưới từ trên xuống bằng vòi nước phụ, có bộ sung chất dinh dưỡng.

    #14.2. DỊCH VỤ THI CÔNG VƯỜN RAU THẲNG ĐỨNG (VƯỜN TƯỜNG XANH) ĐỂ TRANG TRÍ

    Với đội ngũ kĩ sư kỹ sư cảnh quan từ trường đại học Nông Lâm TPHCM đào tạo cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trồng rau, chúng tôi  cam kết mang đến quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. ĂN SẠCH UỐNG SẠCH thi công với phương pháp nhanh gọn, kỹ thuật đảm bảo cùng các vật tư chất lượng chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ mọi yêu cầu của quý khách hàng mặc dù yêu cầu khó nhất.
    Quý khách hàng muốn tư vấn thi công thiết kế vườn thường đứng (vườn tường xanh) hãy liên hệ ngay
    – Trang Fanpage Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn Rau Tại Gia
    – Liên hệ qua hộp thư trên Website: www.ansachuongsach.vn 
    – Hoặc qua Hotline: 0911 59 49 69 hoặc 0961 59 49 69

    Xem thêm bài viết: Dịch vụ thi công vườn rau tại nhà uy tín nhất

    #14.3. Các lưu ý khi thi công vườn thẳng đứng ( vườn tường xanh)

    • Tuyệt đối không thi công vườn đứng hoặc trồng các lại cây cảnh trong phòng ngủ
    • Không trồng vườn tường xanh trong không gian chật hẹp hoặc kín mà có người sinh hoạt vào buổi tối
    • Chọn những loại cây phù hợp để trồng vừa đẹp thẩm mỹ vừa không hay hại sức khỏe

    #15. DỊCH VỤ LẮP ĐẶT THI CÔNG VƯỜN RAU TRÊN SÂN THƯỢNG BAN CÔNG HIỆU QUẢ NHẤT

    Cuộc sống xã hội dần phát triển, ở các thành phố lớn người dân lại ở các nhà cao tầng và đất để trồng một thửa rau để dùng cho các bữa ăn gia đình. Trồng rau sạch tại nhà trên sân thượng ban công hiện đã và đang được các hộ gia đình rất đặc biệt quan tâm và để thực hiện trồng rau tại nhà không hề đơn giản. Khi có vườn rau tại nhà có rất nhiều tiện ích, vừa tiết kiệm chi phí mua rau sạch lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
    Dịch vụ thi công vườn rau sạch trên sân thượng nói riêng và dịch vụ trồng rau sạch tại nhà nói chung ở TPHCM hiện đang là được nhiều người tìm kiếm nhất. Dịch Vụ trồng rau tại nhà ĂN SẠCH UỐNG SẠCH (CÔNG TY CP TM DV ĂN SẠCH UỐNG SẠCH) chuyên nhận thi công và thì thiết kế vườn rau trên sân thượng tại nhà trọn gói, cung cấp đầy đủ nguyên liệ, vật tư và các dụng cụ trồng gồm giàn trồng, đất, hạt giống, phân bón,…. đảm bảo chất lượng và uy tín nhất TPHCM. CÔNG TY ĂN SẠCH UỐNG SẠCH với nhiều năm kinh nghiệp thiết kế và thi công vườn rau tại nhà và đặc biệt với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp am hiểu và nhiệt huyết công việc, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến sự hài lòng với khách hàng.

    #15.1. DỊCH VỤ LẮP ĐẶT THI CÔNG VƯỜN RAU TRÊN SÂN THƯỢNG.

    – Khảo sát, đo đạc vị trí sân thượng, ban công nhà mình như thế nào. Sau đó sẽ tiến hành lên kế hoạch thiết kế phù hợp.
    – Sau khi chủ nhà đồng ý ĂN SẠCH UỐNG SẠCH sẽ bắt đầu thi công vườn rau
    – Cung cấp nguyên vật liệu trồng rau tại nhà như: chậu trồng rau, module trồng rau, đất sạch trồng rau, rau giống,….
    – Tư vấn chăm sóc vườn rau cho đến khi thu hoạch
        Xem chi tiết bài viết: Tư vấn thiết kế vườn rau tại nhà

    #15.2.CÁC BƯỚC THI CÔNG VƯỜN RAU SẠCH TRÊN SÂN THƯỢNG, BAN CÔNG ĐƠN GIẢN NHẤT:

    • Bước 1: Tư vấn, thiết kế vườn trồng rau sạch tại nhà (hoàn toàn miễn phí)
    • Bước 2: Khảo sát mặt bằng
    Chúng tôi sẽ cho kỹ sư xuống khảo sát thu thập thông tin và các yêu cầu của bạn, nắm rõ các số liệu liên quan như: diện tích khu vườn, hướng gió, ánh nắng, nguồn cấp, thoát nước, và đề xuất phương án thiết kế.
    • Bước 3: Lên bản thiết kế 3D
    Trên cơ sở các yêu cầu của quý khách hàng và các thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát. Chúng tôi sẽ tiến hành lên ý tưởng và hoàn thiện bản thiết kế 3D cho khu vườn của các bạn (hoàn toàn miễn phí nhé)!
    • Bước 4: Báo giá
    Trên cơ sở bản vẽ 3D đã được thống nhất cộng với những yêu cầu của quý khách hàng chúng tôi sẽ đưa ra báo giá cụ thể và gửi đến cho các bạn trong thời gian sớm nhất.
    • Bước 5: Ký kết hợp đồng
    Sau khi chốt báo giá và duyệt triển khai phương án thi công, chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thi công.
    • Bước 6: Tiến hành thi công theo bản vẽ đã thống nhất
    Vận chuyển vật tư đến công trình, và tiến hành thi công theo.Trong quá trình thi công vườn rau trên sân thượng, Ăn Sạch Uống Sạch cam kết sẽ luôn đảm bảo vệ sinh, tiến hành nhanh gọn
    Hạt giống rau sạch: Lựa chọn các loại hạt giống trồng rau theo mùa vụ, trồng các loại rau dễ lên như: rau muống, rau cải, các loại rau gia vị…
    • Bước 7: Chăm sóc bảo dưỡng miễn phí sau thi công
    Sau thi công chúng tôi sẽ hỗ trợ hai tháng chăm sóc, cải tạo miễn phí. Hàng tuần sẽ có kỹ sư đến vườn chăm sóc, hướng dẫn kỹ thuật và giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng
    Trong suốt quá trình rau phát triển, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn chăm sóc rau cho gia đình bạn
    Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
    – Trang Fanpage Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn Rau Tại Gia
    – Liên hệ qua hộp thư trên Website: www.ansachuongsach.vn 
    – Hoặc qua Hotline: 0911 59 49 69 hoặc 0961 59 49 69

    #16.1. CÁCH TRỒNG RAU NGÓT BẰNG CÀNH TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN NHẤT

    Rau ngót có vùng miền gọi là cây bồ ngót còn tên khoa học là Sauropus Androgynus. Các gia đình sử dụng để nấu canh với thịt hoặc tôm giúp thanh mát cơ thể, nhuận tràng, bổ huyết,…. Trong rau bồ ngót (rau ngót) có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C bổ dưỡng, đặc biệt nhất là chất đạm với các Amoni Axit đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Rau ngót cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng có các mẹ sau khi sinh. Rau ngót có thể trồng bằng cành của chúng mà không cần phải vất vả đi tìm mua hạt giống. Sau đây Vườn Rau Tại Gia ĂN SẠCH UỐNG SẠCH sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng rau ngót bằng cành tại nhà một cách đơn giản nhất.

    #16.2. LÀM ĐẤT TRỒNG RAU NGÓT NHƯ THẾ NÀO?

    Tính chất rau ngót có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết những rau ngót phát triển tốt ở nơi ẩm ướt và đặc biệt là vào mùa mưa. Rau ngót có thể sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhiều mùn, độ ẩm cao
    Khi trồng rau ngót không nhất thiết phải làm đất kĩ, chỉ cần cào xới đất tơi xốp và bón lót phân chuồng ủ mục hoặc các loại phân Đạm, phân Lân, Phân KaLi để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở giai đoạn đầu
    Nếu trồng rau ngót trong thùng xốp hoặc trong chậu thì cần phải sử dụng là thùng có chiều sâu và đổ đầy đất vào thùng để trồng cây

    #16.3. CÁCH TRỒNG RAU NGÓT TRONG THÙNG XỐP, CHẬU, ĐẤT TRỐNG.

    • Rau ngót sinh trưởng tốt nhất ở những nơi đất có nhiều mùn, có độ ẩm cao.
    • Rau này thường được trồng bằng thân. Ta chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm.
    • Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn rộng 20-25cm và sâu 10-15cm. Mỗi rãnh nên cách nhau khoảng 40-50cm để có lối đi vào khi hái lá.
    • Sau khi cắm cành, ta phải giữ ẩm cho đất. Khoảng 10-15 ngày sau là hom sẽ mọc rễ và nảy chồi.
    • Rau ngót là cây rau ăn lá nên cần nhiều đạm và lân, lượng kali có thể ít hơn.

    #16.4. Cách chăm sóc rau ngót sau khi trồng.

    • Khi cây được 40-50cm thì có thể tiến hành thu hoạch, ta cắt cách gốc 10-15cm. Cây sẽ lại đâm chồi tiếp, lúc này cần bón thêm nước tiểu pha loãng hoặc dung dịch urê 1%. Ta phải luôn tưới ẩm cho đất nhưng cũng cần xới xáo để cho đất được thông thoáng.
    • Rau ngót sinh trưởng rất nhanh và ít sâu bệnh, cứ 20-25 ngày là có thể hái rau ăn. Ruộng rau ngót có thể giữ được vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.
    • Phòng trừ sâu bệnh cho cây rau ngót: Do trồng rau ngót với quy mô hộ gia đình nên chúng ta hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật . Thường xuyên chăm sóc phát hiện và cắt tỉa những lá sâu, vàng để hạn chế sâu bệnh.

    #16.5. Cách thu hoạch rau ngót.

    Rau ngót sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch được, lúc này bạn hãy cắt ngang các nhánh cây hoặc chỉ tuốt lá. Rau ngót cho thu hoạch liên tục, cứ cách 15-20 ngày cây sẽ cho lá non mới để thu hoạch.
    Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên xới gốc, cắt tỉa các nhánh cây già tạo thông thoáng cho vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung phân cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Rau ngót là cây thân gỗ, vì vậy mà một vụ trồng rau ngót có thể cho thu hoạch kéo dài trong vòng 4-5 năm.
    Rau ngót ngoài chế biến món canh trong bữa ăn còn được dùng làm thuốc để chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, viêm phổi, ban sởi, sốt cao, bí tiểu, tiêu độc… Vì vậy, mỗi gia đình đều nên trồng rau ngót tại nhà để ănvà làm thuốc khi cần.Nếu bạn không có thời gian để trồng một vườn rau ngót nói riêng và các loại rau sạch nói chung, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
    Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
    – Trang Fanpage Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn Rau Tại Gia
    – Liên hệ qua hộp thư trên Website: www.ansachuongsach.vn 
    – Hoặc qua Hotline: 0911 59 49 69 (Mr.Ánh) hoặc 0961 59 49 69 (Mr.Trưng)

  • You might also like

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog